Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

CANH CHUA CÁ LĂNG GU MIỀN NAM


Người ta thường dùng cá Lăng để nấu món canh chua cá, tuy nhiên cũng có nhiều người lại thích nấu bằng cá trê hơn.


Một con cá Lăng có thể được nấu thành hai món cho một bữa ăn. Đầu và đuôi cá dùng để nấu canh, thân cá sẽ được cắt ra thành từng lát mỏng sau đó ướp với gia vị như đã nói ở trên rồi cho vào nồi đất, ninh nhừ, làm thành món cá Lăng kho tộ ăn kèm chả cá lã vọng rất bùi và thơm ngon. Chỉ cần thế thôi là đã có được một bữa ăn ngon lành rồi. 


“Chúng tôi là người miền Nam nên thường thích dùng đường, hầu như món ăn nào cũng có vị đường (tất nhiên trừ món canh), bởi vậy chúng tôi thích món cá kho phải có vị ngọt và món canh chua phải có vị chua đặc trưng”. 
Ở nhà, hai món ăn này sẽ được ăn cùng nhau cùng với cơm vào buổi trưa hoặc buổi tối, hai bữa ăn chính trong ngày. Nhưng ngày nay, ở các nhà hàng, hai món này thường không được đi kèm với nhau và món canh còn được “cải tiến” rất nhiều, ví dụ người ta có thể thay cá lóc bằng các loại cá khác hoặc bằng thịt bò. 

>>> Nhà hàng ăn ngon tại Hà Nội

Canh chua cá  Lăng là một món ăn phổ biến, dễ tìm ở khắp thành phố từ những quán ăn nhỏ ven đường đến những nhà hàng sang trọng với khăn trải bàn trắng muốt, điều hòa mát lạnh và cuốn thực đơn nhiều món. Người miền Nam khi nấu canh chua cá Lăng thường cho vào nước canh một chút nước mắm và một ít ớt tươi, những hương vị này sẽ làm cho món canh trở nên hấp dẫn hơn, có vị ngon hơn rất nhiều. 


“Chúng tôi muốn mọi người khách đến nhà hàng của chúng tôi ăn món canh chua cá sẽ có cảm giác như đang ăn chính món canh họ tự nấu ở nhà”, Nguyen D.zoan Cam Van, tác giả của một quyển sách dạy nấu các món ăn Việt Nam, chủ của một nhà hàng nổi tiếng ở thành phố nói. 

Canh chua cá Lăng “đúng kiểu” của người miền Nam phải vừa có cả vị chua lẫn vị ngọt. Có vị chua nhưng không được chua quá, có vị ngọt nhưng cũng không được ngọt quá, vị chua phải là vị chủ đạo, vị ngọt vừa phải. Hai vị này hòa quyện vào nhau sẽ tạo nên một món canh có hương vị rất lạ và rất ngon”.

“Mặc dù vị chua là vị điển hình của món canh chua cá, nhưng nếu chỉ có vị chua không thôi thì canh chua cá không có gì là đặc biệt”, bà My, một người dân thành phố cho biết. “Nên có sự cân bằng giữa vị chua của quả me, vị của một ít nhánh tỏi phi vàng, thơm trong dầu ăn và vị mặn của nước mắm cùng với những gia vị khác đi kèm nữa”. 


Để làm cho món ăn ngon hơn, bắt mắt hơn, người miền Nam rất coi trọng việc trang trí, bày biện các món ăn. Một bát canh chua cá Lăng phải làm toát lên được sự tươi tốt, dồi dào của đồng bằng sông Cửu Long, phải thể hiện được sự rộng lượng và hào phóng của người miền Nam. Đấy mới là một bát canh hấp dẫn, “đúng kiểu miền Nam nhất”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét